TRẢ LỜI CÂU ĐỐ VUI ĐỂ HỌC
Anh chàng thông minh trả lời với thủ lĩnh : 'tôi sẽ chết nước" . Thế là anh chàng thông minh kia đã được sống, vì nếu đem anh ta tới nhận nước thì anh ta nói đúng, thì đem qua chém thì lại nói sai. nên không thể giết chết anh ta được.
------------------------------------------------------------------------
“Tiếp sức” học sinh yếu, kém ( sưu tầm )
Không đành lòng để học sinh yếu, kém bị lưu ban, một số trường học ở TP Đà Nẵng đã tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” miễn phí cho các học sinh này.
Vốn là một học sinh yếu của lớp, nhưng gần đây Nguyễn Thành (lớp 6A Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) khiến cả lớp ngỡ ngàng khi liên tục đạt điểm 9,10. Thành là một trong rất nhiều học sinh yếu, kém đang tham gia lớp “Tiếp sức đến trường” do Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức.
Thầy Tuấn “bật mí” tiêu chuẩn chọn giáo viên để “tiếp sức” là giáo viên giỏi và có trách nhiệm, tận tâm với đối tượng học sinh này. “Mỗi buổi học gồm hai lớp, được hỗ trợ 50.000 đồng/buổi/bốn tiết cho tất cả giáo viên. Nếu so với việc dạy thêm ở ngoài sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn” - thầy Tuấn nói.
Thầy Đặng Phước Trường cho biết thêm sau mỗi ba tháng, phòng giáo dục quận sẽ trực tiếp kiểm tra các lớp học để đánh giá, nếu đạt sẽ triển khai nhân rộng, còn không thì ngừng để tìm giải pháp khác. Riêng năm học 2008-2009, trong 268 học sinh yếu, kém của trường tham gia các lớp tiếp sức, có 176 học sinh có học lực trung bình hoặc hơn.
ĐOÀN CƯỜNG
------------------------------------------------------------------------------
Chữa ho, viêm họng, khản tiếng bằng húng chanh ( Sưu tầm )
Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông - Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả: Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Mùa hoa quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng: Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi
Nơi sống và thu hái: Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
Tính vị, tác dụng: Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân ta thường thái nhỏ lá Húng chanh để ướp thịt, cá, nó là loại gia vị đặc sắc. Lá và ngọn non thường được dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, còn dùng chữa viêm họng, khản tiếng. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hoặc giã lấy nước uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá khác nấu nước xông.
Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu
tiện mạnh,
cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
Đơn thuốc:
Anh chàng thông minh trả lời với thủ lĩnh : 'tôi sẽ chết nước" . Thế là anh chàng thông minh kia đã được sống, vì nếu đem anh ta tới nhận nước thì anh ta nói đúng, thì đem qua chém thì lại nói sai. nên không thể giết chết anh ta được.
------------------------------------------------------------------------
“Tiếp sức” học sinh yếu, kém ( sưu tầm )
Không đành lòng để học sinh yếu, kém bị lưu ban, một số trường học ở TP Đà Nẵng đã tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” miễn phí cho các học sinh này.
Vốn là một học sinh yếu của lớp, nhưng gần đây Nguyễn Thành (lớp 6A Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) khiến cả lớp ngỡ ngàng khi liên tục đạt điểm 9,10. Thành là một trong rất nhiều học sinh yếu, kém đang tham gia lớp “Tiếp sức đến trường” do Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức.
Thầy Đặng Phước Trường, hiệu trưởng nhà trường, nhớ lại những ngày đầu của chương trình: “Khi đó, mỗi năm nhà trường thường có 3-4% học sinh lưu ban nên đã chủ động mở các lớp phụ đạo tại trường. Chúng tôi khẳng định “cứu” được một em cũng phải “cứu”. Rút kinh nghiệm từ lần trước đó đã tổ chức dạy kèm, nhà trường quyết định đưa lớp học “tiếp sức” về các khu dân cư nhằm tránh cho các em có tâm lý hổ thẹn khi đến trường. Các lớp học này được đặt tại các nhà văn hóa thôn hoặc nhà dân”.
Trong khi đó thầy Phạm Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Bá Chánh, tâm sự phải mất đến nửa ngày mới quyết định chọn tên “Tiếp sức đến trường”, bởi phải khéo léo nhằm tránh việc các em mặc cảm. Tại ngôi trường này, cả 153 học sinh được tiếp sức đều có hoàn cảnh đặc biệt: nhà nghèo, cha mẹ vất vả mưu sinh hoặc bị bỏ bê việc học hành từ nhỏ dẫn tới mất căn bản. Để san sẻ bớt khó khăn, trường còn tặng vở mới cho các em. Thầy Tuấn “bật mí” tiêu chuẩn chọn giáo viên để “tiếp sức” là giáo viên giỏi và có trách nhiệm, tận tâm với đối tượng học sinh này. “Mỗi buổi học gồm hai lớp, được hỗ trợ 50.000 đồng/buổi/bốn tiết cho tất cả giáo viên. Nếu so với việc dạy thêm ở ngoài sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn” - thầy Tuấn nói.
Thầy Đặng Phước Trường cho biết thêm sau mỗi ba tháng, phòng giáo dục quận sẽ trực tiếp kiểm tra các lớp học để đánh giá, nếu đạt sẽ triển khai nhân rộng, còn không thì ngừng để tìm giải pháp khác. Riêng năm học 2008-2009, trong 268 học sinh yếu, kém của trường tham gia các lớp tiếp sức, có 176 học sinh có học lực trung bình hoặc hơn.
ĐOÀN CƯỜNG
------------------------------------------------------------------------------
Chữa ho, viêm họng, khản tiếng bằng húng chanh ( Sưu tầm )
Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông - Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả: Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Mùa hoa quả tháng 4-5.
Bộ phận dùng: Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi
Nơi sống và thu hái: Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
Tính vị, tác dụng: Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân ta thường thái nhỏ lá Húng chanh để ướp thịt, cá, nó là loại gia vị đặc sắc. Lá và ngọn non thường được dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, còn dùng chữa viêm họng, khản tiếng. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hoặc giã lấy nước uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá khác nấu nước xông.
Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu
và rỉ nước âm đạo.
Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh,
cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
Đơn thuốc:
1. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
2. Chữa đau bụng: Lá Húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.
3. Rắn cắn, bò cạp và ong đốt: Lá Húng chanh tươi giã đắp.
--------------------------------------------------------------
12 con giáp và những gì bạn chưa biết
Tại sao năm Tân Mão nhưng người ta lại bán bao lì xì có hình chú thỏ?
Truyền thuyết về 12 con giáp
Vòng tròn 12 con giáp là cách thức dân gian mà người Trung Quốc dùng để chỉ các năm. Chúng được lặp lại cứ sau mỗi 12 năm. Theo truyền thuyết Trung Quốc, một ngày nọ có 12 con vật muốn quyết định thứ tự nắm giữ các năm. Chúng hỏi ý Thượng đế và Người đã tổ chức một cuộc thi: Ai đến được bờ sông bên kia sớm nhất sẽ là con thú đứng đầu, và còn lại sẽ được quyết định dựa trên thứ tự về đích.
12 con thú tập trung tại bờ sông và bắt đầu thi. Con Trâu không biết rằng con Chuột đã lén leo lên lưng nó. Khi Trâu chuẩn bị đến đích thì chuột đã nhanh chân nhảy lên và chiến thắng. Về sau cùng là con heo lười biếng. Chính vì vậy con vật đầu tiên của 12 con giáp là chuột, kế đến là bò và cuối cùng là heo.
Cuộc chạy đua quyết định thứ tự
Sau Chuột, Trâu là con vật thứ hai đến đích.
Vất vả khi phải vượt qua con sông mà cứ phút chốc là suýt bị nhấn chìm bởi dòng nước mạnh, Hổ cũng đã về thứ ba.
Bằng cách nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác với đôi chân nhanh nhẹn, Thỏ đã đến đích thứ tư
Thứ năm là Rồng, vừa bay tới vừa nhả lửa trên bầu trời. Thượng Đế thắc mắc tại sao một con vật mạnh mẽ như Rồng lại không đến đích đầu tiên, Rồng trả lời vì nó còn phải dừng lại giữa đường, làm mưa giúp dân dưới trần thế.
Ngay sau Rồng là Ngựa, đến đích bằng một cú phi nước đại. Nhưng đột nhiên Rắn lại xuất hiện rên móng guốc Ngựa làm Ngựa hoảng sợ nhảy lại một bước phía sau, nhường chỗ thứ sáu cho nó. Ngựa đành nhận lấy chỗ thứ bảy trong 12 con giáp. Cách đó không xa, ba con vật: Cừu, Khỉ và Gà đang chạy tới đích.
Gà chia tấm ván cho cả Cừu và Khỉ cùng ngồi, một lúc sau tấm ván cũng tới được bờ. Hoàng đế vô cùng cảm kích trước sự đoàn kết của chúng liền cho Cừu đứng thứ tám, Khỉ thứ chín và Gà thứ mười trong danh sách 12 con giáp.
Thứ mười một là Chó. Để giải thích cho sự chậm trễ của mình, mặc dù là con vật bơi giỏi nhất, Chó nói mình đã ngừng lại khá lâu để tắm rửa trên dòng sông.
Sau Chó, con vật cuối cùng là Heo. Câu nói “Heo lười” cũng là từ sự việc này, khi trên đường tới đích, Heo đã ngừng lại ăn uống và cuối cùng là ngủ quên mất.
Chú mèo ở đâu?
Trong danh sách 12 con vật kể trên không hề có sự xuất hiện của chú mèo vì theo truyền thuyết 12 con giáp của người Trung Quốc thì chú mèo đã không hề tham gia cuộc thi chạy đua này.
Thật ra, Mèo và Chuột từng chơi rất thân với nhau. Vì có rất nhiều câu chuyện xung quanh truyền thuyết 12 con giáp, nên cũng có rất nhiều lý do giải thích sự hận thù giữa Mèo và Chuột. Mà phổ biến nhất là: khi Thượng Đế thông báo về cuộc đua giữa các con vật dưới trần thế, Mèo nhờ Chuột sang gọi mình vào ngày tổ chức. Tuy nhiên, Chuột quên mất lời hứa của mình, bỏ Mèo ngủ ở nhà. Mèo tỉnh dậy thì bữa tiệc kết thúc, 12 con giáp cũng được sắp xếp xong. Mèo và Chuột từ đó trở thành kẻ thù của nhau.
Trong truyền thuyết Việt Nam thì Mèo là anh em của Hổ nên khi đi lên thiên đình cả hai con đều được trở thành linh thú. Cũng có người nói rằng với Việt Nam thì hình ảnh chú Mèo là thân thiết và gần gũi hơn với con người (giống như Chó) cho nên chú Mèo được chọn là hình ảnh con giáp thứ tư thay thế cho Thỏ.
Tính cách của 12 con giáp
Người nào sinh vào năm con giáp nào thì sẽ cầm tinh con giáp đó. Con giáp mà con người cầm tinh có ảnh hưởng đến tính cách của họ, cũng như tính cách của những con giáp kể trên, bạn đã thấy mỗi con vật có một cách xử lí tình huống để về đích, và tính cách của chúng ta cũng giống như mỗi con vật đó, cụ thể là:
Người tuổi Tý: thông minh, láu lỉnh, có trực giác sắc bén, luôn hướng tới một tư tưởng cao xa.
Người tuổi Sửu: Rất thông minh và rất chăm chỉ làm việc, hơi ít tình cảm.
Người tuổi Dần: thông minh, cương quyết, ý chí dũng mãnh, tính tình luôn vui vẻ, họ có thể đem niềm vui vào tận góc nhà.
Người tuổi Mão: thông minh, ôn hoà, giàu lòng nhân ái, họ rất cẩn trọng trong cuộc sống.
Người tuổi Thìn: Thông minh, quyết đoán có thể điều khiển tất cả mọi người theo ý mình. Đó chính là mãnh lực của con Rồng.
Người tuổi Tỵ: giàu tình cảm, hơi ngang bướng.
Người tuổi Ngọ: thích giao lưu, đi xa.
Người tuổi Mùi: hiền lành, vất vả.
Người tuổi Thân: giỏi ăn nói, thông minh, thường rất tự tin ở tài năng của mình.
Người tuổi Dậu: chăm chỉ làm việc.
Người tuổi Tuất: thông minh, thẳng thắn, giàu lòng chính nghĩa, trung thành và kín miệng.
Người tuổi Hợi: lãng mạn, thật thà.
------------------------------------------------------------------------------------------------