Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

ĐỪNG GỌI CÁC EM LÀ HỌC SINH CÁ BIỆT

 Mỗi Giáo Viên hãy tìm hiểu vì sao dẫn đến hành vi hư, chưa ngoan của HS , hãy gọi các em là :"học sinh chưa ngoan".

 Vì giống như thầy thuốc chuẩn đoán bệnh đúng, cho thuốc, chữa trị mới hiệu quả nên giáo viên muốn giáo dục hiệu quả phải nắm vững tâm lý, hoàn cảnh, sâu sát.
- Thường xuyên giúp đỡ, uốn nắn kịp thời những hành vi hư của các HS cá biệt, khích thích sự tiến bộ.
- Cần tránh: + Gây mặc cảm tự ti + Chống đối của các học sinh.
- Phát hiện động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin nơi HS chưa ngoan, tạo sinh khí mới cho HS phấn đấu, cần thực hiện mọi lúc mọi nơi.
- Phải có lòng yêu thương, đặt niềm tin vào sự tiến bộ của hs.
+ Nắm bắt hoàn cảnh gia đình để hỗ trợ, giúp đỡ + Nắm bắt quan hệ bạn bè để điều chỉnh.
- GDĐĐ cần gắn liền với GD say mê học tập, HĐ phong trào. Động viên tham gia các HĐPT thi đua sôi nổi trong học tập, hoạt động ngoại khoá, để lôi cuốn khơi dậy niềm dam mê học tập, niềm tin vào bản thân.
- Tránh các trường hợp nhục mạ HS, dồn vào bước đường cùng, gây ức chế.
- Khi xẩy ra sự cố phải bình tỉnh, tìm hiểu, liên hệ PHHS tìm hướng giải quyết mang tính GD răn đe, cho hs có cơ hội sửa chữa sai lầm đã mắc phải.
Việc GD một đối tượng  học sinh chưa ngoan chắc chắn không phải một sớm một chiều mà đạt hiệu qủa theo như ý muốn được và cũng không chỉ có thực hiện một trong những biện pháp , những KN trên là thành công, là hiệu quả, mà phải biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp trên, và có sự đồng thuận, đồng bộ và thống nhất giữa các đối tượng có liên quan : giữa người GD với người được giáo dục và những người liên quan như cha mẹ, người thân, ban cán sự lớp, bạn bè, thầy cô….Tôi có thể bổ sung và hoàn thiện hơn công tác cảm hoá, GDHS chưa ngoan, chậm tiến, hạn chế tối đa việc đuổi các em ra khỏi môi trường GD, tạo cơ hội cho các em có điều kiện, thời gian để điều chỉnh lại nhận thức, hành vi của mình, góp phần giảm những tệ nạn xã hội. Bác Hồ có nói:
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên
                                                                                Lê Thị Phương Huyền ( sưu tầm )

Không có nhận xét nào: